Niit - Ict Hà Nội » Tin tức » Tin tức công nghệ » Lập trình viên học ngành nào
Lập trình viên học ngành nào
Trong bài viết này NIIT - ICT Hà Nội sẽ gửi đến các em học sinh cũng như quý phụ huynh thông tin chi tiết về những ngành học liên quan tới máy tính và đặc biệt phù hợp với học sinh Việt Nam.
 

1. Ngành Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)

 
Kỹ sư máy tính chịu trách nhiệm nghiên cứu thiết kế và phát triển các linh kiện của máy tính.  Ví dụ như mạch máy tính, chíp điện tử thiết bị định tuyến… Sinh viên ngành kỹ thuật máy tính học các môn về khoa học máy tính kỹ thuật và toán học. Sinh viên ngành kỹ thuật máy tính có thể giải quyết các vấn đề của phần cứng của máy tính. Họ còn sáng tạo ra các loại máy móc có thể điều hành và các hệ thống siêu máy tính.
 
Học lập trình viên quốc tế
Thực trạng về ngành nghề lập trình viên tại Việt Nam
 
Kỹ sư máy tính phải giải quyết các vấn đề liên hợp giữa phần cứng và phần mềm máy tính. Do đó, họ rất cần thiết có kiến thức nền về khoa học máy tính. Họ phải thiết kế và xây dựng các bộ xử lý và các bộ phận của máy tính để hỗ trợ cho hoạt động của phần mềm máy tính.
 

2. Ngành Khoa học máy tính (Computer Science)

 

Ngành Khoa học máy tính nghiên cứu cách ứng dụng các thuật toán vào các chương trình của máy tính. Bằng cách sử dụng các thuật toán và toán học cao cấp nhà khoa học máy tính sẽ sáng tạo ra những cách mới để điều hành và truyền đạt thông tin. Cụ thể họ nghiên cứu về các phần mềm hệ thống quản lý và các tập lệnh.
 
Sinh viên khoa học máy tính học về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách thiết kế, phát triển phần mềm. Nói cách khác, nhà khoa học máy tính là người có thể giao tiếp với máy tính bằng ngôn ngữ của máy tính – toán học và thuật toán. Họ là những người có thể hiểu được vì sao một máy tính có thể hoạt động. Hoặc họ tạo ra các chương trình hay hệ điều hành để giao cho máy tính nhiệm vụ mà họ muốn máy tính thực hiện
 

3. Công nghệ thông tin (Information Technology)

 

Học khóa học lập trình viên quốc tế cũng như máy tính hay công nghệ thông tin? Nếu Khoa học máy tính nghiên cứu về phần mềm máy tính, thì Công nghệ thông tin sẽ làm gì?
 
Chuyên gia công nghệ thông tin có thể được gọi là người điều khiển hệ thống thông tin. Chuyên viên công nghệ thông tin không phải là người tạo ra phần cứng hay phần mềm máy tính.
 
Họ chỉ học về cách sử dụng phần cứng và phần mềm của máy tính để truyền, thu thập, chuyển đổi, xử lý, bảo vệ và lưu trữ thông tin. Đây là những người sử dụng công nghệ và tối ưu hóa việc sử dụng hệ thống điều hành, phần mềm và các ứng dụng đã được tạo ra sẵn bởi kỹ sư hay các nhà khoa học máy tính.
 
Một chuyên gia công nghệ thông tin thường phải tương tác với khách hàng hoặc các đối tác bên ngoài. Họ có thể giúp khách hàng cách giải quyết các vấn đề liên quan tới cách sử dụng các sản phẩm công nghệ. Họ còn giúp các chủ doanh nghiệp xây dựng hệ thống công nghệ phục vụ cho kinh doanh.
 
Kỹ sư máy tính (Computer Engineer) là những người thiết kế và tạo ra máy tính.
 
Nhà khoa học máy tính (Computer Scientists) nghiên cứu chương trình máy tính, hệ thống phần mềm và ứng dụng.
Chuyên gia IT là những người sử dụng những chương trình, phần mềm hay các ứng dụng này. Họ còn chịu trách nhiệm khắc phục sự cố có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy tính.
 
>>> Ba lĩnh vực này sẽ phối hợp hoạt động. Mục đích là để phần cứng, phần mềm và người sử dụng có thể kết hợp hoàn hảo với nhau. Đồng thời, các máy tính được đảm bảo có thể thực hiện các nhiệm vụ được giao.
 
Hiểu rõ được từng chuyên ngành, học sinh muốn gắn bó với ngành công nghệ triển vọng nhất hành tinh này sẽ nắm chắc được những con đường học tập sau này của mình thế nào và có tâm lý sẵn sàng nhất cho tâm thế cho tương lai trước mắt.
 
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông tới năm 2020, Việt Nam thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự IT. Cách mạng 4.0 đang đến gần với sự lên ngôi của công nghệ đã thực sự tạo nên cơn 'khát' nhân lực CNTT trong thị trường lao động CNTT là top ngành có mức lương cao thứ 3 tại Việt Nam
 

Cơ hội để phát triển cũng như việc làm của lập trình viên

 
Lập trình viên sẽ là ngành học có rất nhiều cơ hội và triển vọng trong kỷ nguyên 4.0 (Ảnh Trường Cao đẳng Việt Mỹ)
 

CNTT là top ngành có mức lương cao thứ 3 tại Việt Nam

 
Sinh viên ngành CNTT luôn được các nhà tuyển dụng săn đón ngay từ khi còn là sinh viên cùng với đó là mức lương khởi điểm luôn cao hơn so với mặt bằng chung. Đặc biệt công nghệ thông tin trong kỷ nguyên 4.0 càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ được ví von như ‘cá gặp nước’ giữa bối cảnh của automation của (AI) trí tuệ nhân tạo của deep learning machine learning,…đang tấn công vào đời sống kinh tế chính trị xã hội.
 
Theo đó, sinh viên ngành công nghệ thông tin mới ra trường có thu nhập trung bình từ 8- 12 triệu đồng/01 tháng đối với người có 02 năm kinh nghiệm trở lên sẽ dao động từ 17 -18,5 triệu đồng.
 
Đây là nhóm nhân sự luôn nằm trong Top tìm kiếm từ phía doanh nghiệp, chiếm tới 75% nhu cầu của thị trường. Ở vị trí giám đốc với trên 10 năm kinh nghiệm những nhân sự của ngành này luôn được công ty ‘săn đón’ và sẵn sàng trả mức lương 52,2 – 64,5 triệu đồng/tháng. Song trên thực tế đây cũng là vị trí khó tuyển dụng hàng đầu trong thị trường tuyển dụng hiện nay.
 
Số liệu của Topdev cũng trùng hợp với báo cáo lương của Adecco công bố hồi tháng 3. Công ty này cho biết vị trí Support, Helpdesk có mức lương ‘bét bảng’ trong ngành IT nhưng cũng dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng. Với vị trí đứng đầu là CIO có mức lương từ 100-150 triệu đồng và đòi hỏi tối thiểu 15 năm kinh nghiệm. Vị trí giám đốc IT cũng nhận con số khủng từ 60-100 triệu đồng mỗi tháng.
 
Nhu cầu tuyển dụng trong tương lai của ngành IT vẫn là rất lớn (Ảnh Trường Cao đẳng Việt Mỹ)
 
Nhân lực IT và cơ hội ‘xuất khẩu’ quốc tế nếu như có thêm ngoại ngữ
 
Nghề IT ‘hot’ là thế mức lương cao là vậy chế độ lương thưởng cũng hấp dẫn cùng nhiều điều kiện tiềm năng phát triển trong con đường sự nghiệp lâu dài. Song không phải sinh viên công nghệ thông tin nào cũng phù hợp và kiên trì nhất quán theo đuổi công việc này.
 
Trước xu thế phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ hóa, đòi hỏi tư duy của những lập trình viên phải luôn chuyển động học hỏi tìm tòi và không ngừng trau dồi kỹ năng mềm để thích ứng trước sự thay đổi của thị trường. Trong đó kỹ năng ngoại ngữ luôn được các nhà tuyển dụng, công ty quan tâm khi “săn đầu người”.
 

9 Dự đoán về tường lai của ngành nghề lập trình viên.

 
Dự đoán 1: Giao thức REST là nguyên tắc chủ đạo trong IoT 
 
Dự đoán số 2: Giao thức nhị phân chiếm ưu thế
 
Dự đoán 3: Trong tình duyệt web Video thay thế HTM
 
Dự đoán 4: Điện thoại thông minh áp dụng trong nhiều lĩnh vực
 
Dự đoán số 5: Cơ sở dữ liệu chiếm ưu thế.
 
Dự đoán số 6: JavaScript sẽ chiếm ưu thế nhưng ít được sử dụng
 
Dự đoán 7: PHP lấy lại vị trí đầu bảng từ Node.js
 
Dự đoán 8: Các dự án giáo dục về lập trình web phát triển mạnh
 
Dự đoán 9: Lập trình viên mới có nhiều cơ hội nâng cao kỹ năng
 
Bạn đã học và thực hiện các viết code. Khi mới ra trường kinh nghiệm của bạn còn non yếu chưa có nhiều kinh nghiệm nên làm việc ở các công ty lớn bạn sẽ gặp chút khó khăn.
 
Tuy nhiên bạn sẽ nhân được sự giúp đỡ từ phía công ty từ những đồng nghiệp tốt nhiều kinh nghiệm. Bạn sẽ phải sử dụng ở các biến đó, bạn có nghĩ rằng nên làm như thế này. Tôi đoán bạn muốn sử dụng một vòng lặp tại đây. Đó là một lợi thế cho bạn là cơ hội để bạn nâng cao trình độ kỹ năng của mình. Bạn hãy mỉm cười và cảm ơn họ và làm thật tốt để không làm họ thất vọng.
 
Trên đây là 9 dự đoán trong tương lai về thế giới lập trình. Đôi khi những dự đoán sẽ không chính xác hoàn toàn nhưng nó sẽ là cơ sở để bạn có sự chuẩn bị có kế hoạch tốt nhất trong sự phát triển của mình.